Bài làm
Truyện ngắn “Cải ơi!” còn có tên “Cải ơi về đâu” in trong tập “Cánh đồng bất tận” (2005). Với ngôn ngữ bình dị, đậm chất khẩu ngữ miền Nam, nghệ thuật miêu tả, xây dựng tình huống bằng điểm nhìn đa thanh, bằng những thấu hiểu về nỗi đau của nhân vật. Tác giả NGuyễn Ngọc Tư đã·khắc họa sinh động nỗi đau của ông Nam trong tác phẩm “Cải ơi!”. Truyện kể về nỗi đau của ông Nam nhỏ trong hành trình tìm con ròng rã mười hai năm trời. Cải – đứa con gái ông tìm kiếm vì làm mất trâu sợ bị đòn mà con bé chỉ mới mười ba tuổi đã bỏ nhà đi không thấy quay lại. Tác phẩm gần gũi hơn với bạn đọc khi tác giả sử sudngj ngôn ngữ mang đậm của người con phương Nam. Tác phẩm cho người đọc cảm nhận như đây là câu chuyện mà độc giả được chứng kiến, được nghe và được cảm nhận. Với điểm nhìn đa thanh, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ta thấy rất nhiều điểm nhìn khác nhau từ điểm nhìn của người kể chuyện đến các nhân vật trong truyện. Điểm nhìn của tác giả đã được thể hiện ngay đầu câu chuyện, bắt đầu bằng lời mở truyện gây sự khó hiểu! Đoàn ca múa nhạc giải tán, thằng Quách Phủ Thàn có nhỏ bồ mới quen bán quả ở đó” Lời mở đầu cũng là cái nhìn của tác giả, ấn tượng đầu về ông Năm. Cũng từ điểm nhìn của người kể chuyện mà tả hiểu thấu về nỗi đau của ông Năm, bị người đời đồn đại tiếng ác “cái cảnh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ta ở xa còn thuê đò về dọc lại nhà ngó nghiêng đâu, thằng cha giết con đâu? Đâu con nhỏ bị chôn chỗ nào?”. Từ những sự phán xét của hàng xóm rồi lại sự diễu cợt trêu đùa nỗi đau ông đang mang từ Diêm Thương: Diêm Thương cười, đứng dậy khoan khoái phủi tay, nói không ngờ mình diễn hay quá, rồi nó khom người, mỉa mai”. Trăm ngàn nỗi đau, giằng xé lấy ông Nam, từ điểm nhìn của tác giả, ta thấy nhà văn dường như đã bóc tách sự thật đau đớn, những tổn thương mà ông Năm hứng chịu và hy sinh để tìm con, ông tìm đủ mọi cách từ việc chen vào góc nhỏ khung hình của nhà đài đến đi ăn trộm để được phỏng vấn, ông đã cố gắng tìm đứa con của mình bằng mọi giá. Sau tác giả sử dụng điểm nhìn của nhân vật, ông Năm người bao dung với nhiều phẩm chất tốt đẹp, ông cảm thông co người đã lừa gạt ông, cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh khác, dù ông bị Diễm Thương lừa gạt đến nỗi chết lặng không nói thành lời ông vẫn luôn nghĩ những điều tốt đẹp cho cô :”Ông còn rù rì tính chuyện nấu mâm cơm trời đất để sáp nhập nhỏ Diễm Thương về nhà bên này, sắm cái tủ thuốc lá để cho nó buôn bán vặt”. Từ suy nghĩ này của Ông Năm nhỏ ta thấy, ông hiểu hoàn cảnh của Thương, bị bỏ rơi từ nhỏ tới đây là mười tám năm ròng, ông cũng vấn luôn bao dung cho con bé không chút uất hận. Ông nỗ lực tìm lại con bé Cải, ông trộm trâu của người ta để lên ti vi tìm con,“Cải ơi, là ba Năm nhỏ nè, nhỏ mình ở Cỏ Cháy đó, nhớ không?….Về nghen con, ơi Cải…”. Lời nói tìm con như nhát dao cứa vào lòng người đọc, cảm như sâu tới độ không còn thể sâu hơn. Từ điểm nhìn của ông Năm, ông luôn hiểu cho mọi người, cho nhà đài du cho đó là nguồn hy vọng cuối cùng và to lớn nhất mà ông bấu víu vào. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư thông qua điểm nhìn của tác giả và nhân vật đã đặc tả được chằng chịt những vết thương lòng của ông Năm, của Diễm Thương, đáng thương trong câu chuyện không chỉ là ông Năm còn có cô gái bị bỏ rơi suốt mười tám năm trời không ai tìm kiếm. Mỗi nhân vật đều có nỗi khổ riêng nhưng nỗi đau của ông Năm vẫn luôn khắc khoải, sự đau đớn tột cùng. Với tác giả Nguyễn Ngọc Tư, bà còn xây dựng một cốt truyện hay, lôi cuốn, tình huống truyện éo le nhưng lột tả được tất cả những nhân vật câu truyện xoay quanh, nhà văn thêm thắt những tình huống lấy được cảm xúc của độc giả khi ông Năm được cho nhận, nếm thử mùi vị của sự hạnh phúc rồi lấy lại một cách nhanh chóng, chớp nhoáng như làn gió thổi qua đời người. “Ông già đưng sim sững, ngơ ngác giây lát, môi run lập bập nói Cải phải hôn con”. “Nghĩ đến đó, nước mắt tuôn dài, rồi cũng ngay khi ấy, niềm vui ngắn ngủi như đốm lửa nhỏ vụt mất. “Diễm Thương cười, đứng dậy khoan khoái phủi tay, nói không ngờ mình diễn hay quá, chính chi tiết, tình huống này cũng như cách tác giả trao cho bạn đọc một niềm tin, niềm tin vỏn vẹn ngắn ngủi rồi lại hòa vào dòng cảm xúc hụt hẫng, bẽ bàng giống như nhân vật ông Năm. Đồng thời từ điểm nhìn đến tình huống truyện, tác giả đã đặc tả được cả tâm lí nội tâm nhân vật làm góp phân tô rõ nên phâm chất của các nhân vật trong truyện. Câu truyện cũng được kể không theo trình tự thời gian, mà đan xen cả quá khứ và hiện tại, mở đầu là hiện tại sau lại là quá khứ rồi lại hiện tại, như chìm vào nhân vật cùng những hồi tưởng về cuộc đời của Ông Năm nhỏ. Kết thúc câu chuyện tác giả kết thúc bằng tiếng gọi không thành tiếng trong tuyệt vọng “Cải ơi!” Câu truyện kết thúc nhưng đọc lại nơi người đọc những thứ cảm xúc thật kỳ lạ, vừa đau thương, vừa đồng cảm mà thấu hiểu vô cùng với nhân vật. Tác phẩm cũng là lời xót thương, đồng cảm với số nhận của những người lưu lạc, và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, đề ra những trăn trở, suy ngẫm về cách ứng xử của con người trong đời sống.”
-Quỳnh Chi Trịnh-
Sách văn hay: